Laptop là người bạn đồng hành thân thiết và vô cùng quan trọng trong quãng đời sinh viên. Tùy thuộc vào đặc thù ngành nghề mà đang học để sắm sửa cho phù hợp. Ở thời điểm hiện tại, Laptop có rất nhiều mẫu mã đến từ các thương hiệu khác nhau trên toàn thế giới. Và chắc hẳn các bạn sinh viên cũng rất đau đầu vì không biết mua loại nào là tốt? loại nào tiết kiệm? loại nào có mẫu mã đẹp mắt? Hôm nay, Linhkienlaptop.net sẽ giới thiệu và chia sẻ các loại máy tính phù hợp với từng chuyên ngành học của các bạn nhé.
Nếu bạn đang là một sinh viên đang học trong ngành kỹ thuật hay là công nghệ thông tin thì chắc chắn bạn sẽ được học và sử dụng những phần mềm lập trình từ cơ bản cho đến nâng cao như: Netbean, Eclipse, Xampp, Visual Studio … Thì cấu hình để có thể đáp ứng được những phần mềm chuyên thế này phải từ trung bình cho đến cận cao cấp.
Laptop dành cho sinh viên nhóm ngành này cần có vi xử lý cao từ Core i5 - i7, bộ nhớ RAM tối thiểu là 8GB nếu có điều kiện hơn, các bạn cũng có thể nâng cấp lên RAM 16GB để hỗ trợ CPU hiệu quả hơn. Dung lượng ổ cứng HDD tối thiểu là 1TB. Song song đó, các bạn nên trang bị thêm ổ SSD để giúp máy chạy phần mềm và tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn.
Gợi ý: DELL Vostro 15 5590, HP Elitebook 8770W, macbook Pro, Dell Latitude E6420, Dell Precision M4600, Thinkpad P50, Thinkpad P51, HP Zbook,..
Đối với sinh viên nhóm ngành kinh tế (bao gồm kế toán, quản trị kinh doanh, marketing...) laptop chủ yếu sử dụng cho nhu cầu soạn thảo văn bản, xử lý số liệu,…
Do đó, laptop dành cho sinh viên nhóm này nên chọn máy có cấu hình thấp - tầm trung, vi xử lý Core i3 – i5, RAM tối thiểu 4GB, dung lượng ổ cứng HDD 1TB (tương đương 1000GB) là có thể sử dụng thả ga. Về dung lượng pin bạn nên chọn mua laptop có pin từ 3 cell - 4 cell. Thời gian sử dụng trong tầm 4-5 tiếng là phù hợp hơn cả.
Gợi ý: ASUS, HP, Macbook, DELL,..
Nếu bạn là một sinh viên đang học theo ngành thiết kế đồ họa hay là học kiến trúc thì cấu hình máy của chúng ta sẽ tương đối cao để có thể chạy mượt mà các ứng dụng hay render các bài tập và bài thuyết trình của mình cho những kì thi. Các phần mềm chuyên dụng như là: Bộ Adobe, Autocad, 3Dmax, Corel Draw, …
Ngoài việc đáp ứng về phần cứng thì kích thước màn hình cũng là một điều quan trọng mà bạn nên có trong tiêu chí lựa chọn mẫu laptop. Màn hình tối thiểu phải là FullHD để giúp bạn có thể có được một bản thiết kế hay bản vẽ được chính xác nhất.
RAM mặc định tối thiểu 8GB
Ổ cứng phải từ 1000GB (HDD) hoặc 256GB (SSD) + 500GB (HDD)
CPU tối thiểu từ i7
VGA rời từ 2GB
Màn hình với độ phân giải FullHD 1920x1080
Gợi ý: Macbook Pro 2018, Dell Inspiron 5570 i5 8250U, Acer Aspire A715 72G 54PC i5 8300H, Asus Vivobook S15 S530UA i5 8250U, Microsoft Surface Book 2.
Đối với những bạn hiện đang là sinh viên các ngành về điện hay là điện tử - viễn thông thì các dòng sản phẩm chuyên là để nghiên cứu các vấn đề liên quan về các hệ thống điện hoặc mạch điện tử. Cho nên, cấu hình cũng không cần thiết là phải cao như các ngành khác.
- RAM mặc định tối thiểu 4GB
- Ổ cứng phải từ 500GB (HDD) hoặc 256GB (SSD)
- CPU tối thiểu từ i3
Gợi ý: HP, Dell, ASUS
Sinh viên nhóm ngành xã hội thường liên quan đến các ngành báo chí, xã hội học, ngôn ngữ, sư phạm,…đặc thù của các ngành này là thường dùng laptop để nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin, Office và giải trí. Do đó, không yêu cầu quá cao về cấu hình của laptop.
Vì vậy, laptop dành cho sinh viên nhóm ngành xã hội chỉ cần chọn CPU core i3 là đủ, bộ nhớ RAM khoảng 4 GB là vừa đủ. Dung lượng ổ cứng tối thiểu HDD 1TB (tương đương 1000GB). Về pin bạn nên chọn mua pin từ 3 cell - 4 cell.
Gợi ý: Macbook Air, Dell, Hp