Hiện nay, những thiết bị công nghệ dần đóng vai trò quan trọng trong các công việc, học tập, các sinh hoạt giải trí, trong đó không thể bỏ qua công sức của những chiếc máy tính. Trong quá trình sử dụng, việc máy tính của bạn xảy ra lỗi gì đó cũng không đáng ngạc nhiên khi bạn gắn bó với những thiết bị ấy đã lâu. Vì vậy, khi xảy ra sự cố không mong muốn, bạn có thể áp dụng để tự khắc phục lỗi trong bài viết sau đây:
CPU: Còn được gọi là vi xử lý là cơ quan đầu não giống như bộ óc của chúng ta. Tốc độ và hiệu suất của CPU là yếu tố quan trong giúp máy tính hoạt động nhanh hay chậm.
MAINBOARD : Hay còn gọi cách khác là bo mạch chủ, là 1 bảng mạch lớn nằm trong hộp máy có chức năng giúp các thiết bị khác hoạt động 1 cách trơn tru và logics.
RAM : Là thiết bị lưu trữ tạm thời, giúp lưu trữ những chương trình mà CPU chưa kịp xử lý, giống như chúng ta mở 1 lúc nhiều phần mềm CPU chưa kip xử lý thì chương trình đó sẽ được lưu trong RAM, RAM càng lớn thì càng lưu được nhiều chương trình.
Ổ CỨNG: Là thiết bị đọc và ghi giúp lưu trữ dữ liệu cũng như hệ điều hành Windows.
NGUỒN: Nguồn là thiết bị cung cấp toàn bộ nguồn điện cho mainboard, cpu, ram ổ cứng hoạt động và xử lý thông tin.
CARD MÀN HÌNH: Như tên gọi nó là thiết bị xử lý đồ họa, giúp cải thiện chất lượng hình ảnh, độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh trong Game và Video…
Biểu hiện:
- Quạt nguồn không chạy, quạt CPU không chạy.
- Máy tính bật lên được nhưng chỉ sử dụng được vài phút là tắt.
Nguyên nhân: Dây nguồn hỏng lên không cấp điện cho máy tính, bộ nguồn có vấn đề, main lỗi.
Cách khắc phục:
- Trước tiên thử thay một dây nguồn khác xem máy tính có lên không. Nếu không lên hãy đem máy tính ra cửa hàng hoặc trung tâm sửa chữa máy tính để được khắc phục các bệnh liên quan đến phần cứng là bộ nguồn.
- Nếu máy tính gặp phải hiện tượng dùng được vài phút là tắt, bật ngay thì không lên phải chờ một lúc sau bật mới lên thì bạn hãy kiểm tra xem bộ nguồn có nhiều bụi bẩn không. Hãy tháo bộ nguồn ra, vệ sinh sạch sẽ quạt nguồn và mạch.
Biểu hiện:
- Bật máy tính quạt chip chạy nhưng không lên gì,
- Máy tính chạy được một lúc rồi tự nhiên tắt ngúm.
- Máy tính xử lý các chương trình phần mềm bị đơ, giật, xem Youtube một lúc bị giật hình.
Nguyên nhân: Chip bị hỏng hoặc nhiệt độ của Chip quá nóng, vượt mức cho phép
Cách khắc phục:
- Với hiện tượng máy tính bật không lên gì mà do chip - CPU thì chắc chắn các bạn phải thay một con CPU khác vì Chíp mà đã hỏng thì không sửa được.
- Với 2 hiện tượng còn lại thì bạn chỉ cần tháo máy tính ra vệ sinh tản nhiệt và quạt chíp. Sau đó tra keo tản nhiệt cho Chíp rồi lắp lại là được.
Thực trạng:
- Bật máy tính không lên gì và có tiếng kêu bíp bíp liên tục, quạt chíp không chạy trong khi nguồn điện đã được cấp đầy đủ.
- Bật máy tính quạt chip vẫn quay nhưng không lên gì.
- Khi bật máy tính lên quạt Chip quay xong lại ngắt liên tục.
Nguyên nhân: Sau một thời gian sử dụng main đã bị lỗi.
Cách khắc phục: Với trường hợp máy tính bị lỗi do main gây ra thì trước tiên bạn hãy reset lại main máy tính và có thể thì thay luôn viên Pin CMOS. Sau đó bật lại máy tính xem có lên được không. Nếu máy tính lên được thì không sao, còn máy tính không lên được thì tốt nhất hãy đem ra các cửa hàng hoặc gọi thợ đến sửa chữa.
Biểu hiện:
- Bật máy tính không lên gì, quạt chip vẫn quay nhưng có tiếng kêu bíp liên tục.
- Máy tính bật không lên gì, quạt chíp thì quay ngắt quãng.
- Máy tính bật có lên, vào được hệ điều hành Windows nhưng dùng một lúc thì có hiện tượng màn hình xanh chữ trắng
Nguyên nhân: Ram bẩn chân cắm tiếp xúc hoặc hỏng Ram hoặc Ram bị bad.
Cách khắc phục:
- Nếu máy tính bật không lên gì và có tiếng kêu bíp liên tục, hãy ngắt nguồn điện và tháo Ram ra để vệ sinh chân tiếp xúc với khe Ram trên main bằng cách dùng cục tẩy chà vào chân ram, sau đó lấy giấy sạch lau đi rồi cắm lại xem máy tính có lên không. Nếu không lên hãy thay một thanh Ram khác.
- Nếu máy tính bị hiện tượng màn hình xanh chữ trắng. Trước tiên bạn hãy cài đặt lại hệ điều hành. Sau đó xem có hết hiện tượng trên không. Nếu không hết hãy gọi thợ đến kiểm tra để test Ram xem có bị bad không. Nếu Ram bị bad thì phải thay một thanh Ram khác.
Tình trạng:
- Bật máy tính lên nhưng không vào được hệ điều hành Windows, đèn ổ cứng không đọc.
- Máy tính hay bị lỗi hệ điều hành và thường xuyên phải cài lại Win.
Nguyên nhân: Ổ cứng không nhận hoặc ổ cứng bị bad.
Cách khắc phục:
- Với hiện tượng máy tính không nhận ổ cứng (đã kiểm tra trong Bios vẫn không nhận) thì việc đầu tiên là bạn phải cắm lại cable ổ cứng hoặc nếu thấy cable ổ cứng đã quá cũ thì nên dùng một cable khác cắm vào xem ổ cứng có nhận không để loại trừ nguyên nhân do cable.
- Nếu ổ cứng không nhận (không phải do cable) thì hãy thay một chiếc ổ cứng khác hoặc đem đi sửa chữa.
- Trong trường hợp ổ cứng có rất nhiều dữ liệu quan trọng thì bạn hãy dừng ngay việc tự sửa chữa, ngắt nguồn điện và gọi chúng tôi đến khắc phục nhằm giảm thiểu nguy cơ không lấy lại được dữ liệu trong ổ cứng.
- Với hiện tượng ổ cứng máy tính bị bad thì hệ điều hành Windows sẽ thường xuyên có lỗi và phải cài lại Win liên tục. Do đó bạn có thể cắt bad ổ cứng đi để sử dụng. Tuy nhiên việc cắt bad ổ cứng chỉ là giải pháp tạm thời, nếu có thể thì bạn hãy thay ổ chiếc ổ cứng khác.
Thực trạng:
- Máy tính bật không lên gì, nguồn vẫn chạy, quạt chip vẫn chạy.
- Khi sử dụng màn hình hiển thị bị sọc ngang hoặc dọc.
- Khi sử dụng máy tính một lúc thì máy tính bị đơ hoặc tự tắt máy.
Nguyên nhân sự cố: Do VGA bị lỗi hoặc chết
Cách khắc phục:
- Với hiện tượng máy tính đang dùng bị đơ hoặc tắt máy thì bạn hãy tháo VGA ra vệ sinh tản nhiệt và tra keo chip VGA.
- Với hiện tượng máy tính không lên gì hoặc sọc ngang, dọc trên màn hình mà do VGA gây ra hãy đem ra cửa hàng để được sửa chữa.
Lời kếtLinhkienlaptop.net mong rằng các lỗi cơ bản của phần cứng không làm khó được bạn. Vì những thông tin trên sẽ là hành trang công nghệ cho những ai thường xuyên phải sử dụng máy tính để làm việc. Tuy nhiên, với những lỗi ngoài khả năng của bản thân thì bạn phải cân nhắc đưa thiết bị đến nhờ sự giúp đỡ của những chuyên gia trong nghề nhé!